Đặc sản Nghệ An không chỉ là những món ăn bình dân, mà còn mang hồn cốt hương vị và văn hóa của xứ Nghệ, nơi lưu giữ nét đẹp tinh hoa ẩm thực miền Trung Việt Nam. Trong bài viết này, Kendrick World Class sẽ đưa bạn khám phá top 8 đặc sản Nghệ An, những món ăn đậm đà, mộc mạc nhưng đầy lôi cuốn, khiến bất kỳ ai khi đã thưởng thức cũng phải lưu luyến. Hãy cùng chúng tôi bước chân vào hành trình ẩm thực đầy thú vị này nhé!
Nhút Thanh Chương
Nhút Thanh Chương là một món ăn dân dã, đặc trưng thuộc khu vực huyện Thanh Chương. Được làm từ mít non hoặc xơ của mít muối trộn với muối hạt, nhút Thanh Chương có hương vị độc đáo.
Để làm được món nhút Thanh Chương, người ta thường sẽ chọn mít non, gọt vỏ và thái sợi, sau đó đem ngâm với muối hạt cùng các các gia vị như sả, tỏi, ớt. Sau đó, đem hỗn hợp vừa ngâm ủ trong hũ sành hoặc chum khoảng từ 5 đên 7 ngày cho đến khi chín. Khi dùng, nhút Thanh Chương sẽ có vị chua nhẹ, giòn và mùi thơm đặc trưng.
Có thể bạn quan tâm:
Cháo Lươn
Cháo lươn Nghệ An là một món ăn đặc sảnđược nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon. Món cháo lươn được chế biến từ những con lươn đồng tươi, kết hợp với gạo tẻ và các gia vị đặc trưng của xứ Nghệ, tạo nên bát cháo đậm đà hương vị.
Bát cháo lươn Nghệ An có màu vàng óng, thơm lừng mùi tiêu hào quyện cùng với thịt lươn béo ngậy, có hương vị khó quên. Cháo lươn Nghệ An không chỉ là một món ăn dân dã, mà còn là sự khéo léo trong cách chế biến của những con người nơi đây.
Bánh Mướt
Bánh mướt là một đặc sản nổi tiếng của tỉnh nghệ Nghệ An, mang hương vị đặc trưng của ẩm thực xứ Nghệ. Thoạt nhìn, bánh mướt nhìn khá giống bánh cuốn miền Bắc hoặc bánh ướt trong miền Nam, nhưng khi thưởng thức món bánh mướt bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt rõ rệt với hai loại bánh cuốn nóng.
Bánh mướt được chế biến từ gạo tẻ chất lượng cao và thường được dùng kèm với nhiều món khác, tạo nên sự đa dạng trong mùi vị. Nếu có dịp đến Nghệ An, bạn có thể thưởng thức bánh mướt tại những địa chỉ nổi tiếng như bánh mướt gia truyền Đô Lương Bà Tùng, bánh mướt Bà Nguyên…
Măng Đắng
Măng đắng là một đặc sản độc đáo của vùng núi Nghệ An, đặc biệt phổ biến ở những huyện miền Tây như Quế Phong, Tương Dương… Loại măng này thường sẽ mọc tự nhiên dưới những tán rừng, với mùa thu hoạch chính là từ tháng 1 cho đến tháng 3 âm lịch.
Măng đắng thường sẽ có vị đắng đặc trưng, khi vừa thưởng thức vị đắng sẽ đậm hơn, nhưng càng nhai kỹ thì vị đắng sẽ dần dịu đi thay vào đó là hậu vị ngọt và chút cay nhẹ. Để chọn được món măng đắng ngon, nên chọn những búp măng đắng có bẹ ngoài màu trắng và to, tránh những búp có bẹ màu xanh và cao, vì chúng thường có sẽ vị đắng gắt hơn.
Giò Bê Nam Đàn
Giò bê Nam Đàn hay còn được gọi là giò me, là một đặc sản nổi tiếng của khu vực huyện Nam Đàn. Món giò bê Nam Đàn được chế biến từ thịt bê tươi nguyên tảng, kết hợp với những hương liệu và gia vị truyền thống. Sau khi đem cuộn chặt, giò bê sẽ được đem hấp cách thủy trong nhiều giờ, tạo nên hương vị thơm ngon đặc trưng.
Giò bê Nam Đàn có vị ngọt tự nhiên của thịt bê, độ dai giòn của bì và hương thơm của các loại gia vị. Món giò bê Nam Đàn thường xuất hiện trong các dịp lễ Tết, cỗ hoặc được dùng làm quà biếu. Để bảo quản, giò bê cần phải được giữ trong ngăn mát tủ lạnh và sử dụng trong vòng khoảng từ 10 cho đến 15 ngày.
Bánh Ngào
Bánh ngào hay còn được gọi là bánh mật, mang hương vị ngọt ngào và ấm áp. Bánh ngào được chế biến từ bột nếp, mật mía cùng với một ít gừng. Bột nếp sẽ được đem nhồi kỹ, sau đó nặn thành những viên bánh nhỏ hình tròn hoặc hình bầu dục. Bánh sau khi được luộc chín sẽ đem nấu cùng mật mía và gừng thái sợi, tạo nên hương vị thơm nồng đặc trưng.
Bánh ngào sẽ có có vị ngọt đậm đà từ mật mía và độ dẻo dai của bột nếp cùng với hương thơm ấm nồng do gừng tạo nên. Đăc biệt, món bánh ngào thường được thưởng thức khi còn nóng vào những ngày đông se lạnh.
Cam Xã Đoài
Cam Xã Đoài là một trong những đặc sản nổi tiếng của xã Nghi Diên (tên nôm gọi là Xã Đoài), thuộc huyện Nghi Lộc. Loại cam Xã Đoài này có nguồn gốc từ châu Âu và được các giáo sĩ Pháp mang đến trồng tại vùng Xã Đoài vào khoảng những năm đầu thế kỷ XIX. Nhờ điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu đặc trưng của vùng đất này, cam Xã Đoài đã dần phát triển với những hương vị thơm ngon đặc trưng và thường được dùng để tiến vua, nên hay còn được gọi với cái tên khác là cam “tiến vua”.
Cam Xã Đoài thường sẽ có vỏ mỏng, mịn và màu vàng tươi khi chín cùng với hương thơm dịu nhẹ. Ruột cam Xã Đoài có màu vàng óng, vị ngọt thanh, mọng nước và đặc biệt rất ít hạt. Cam Xã Đoài thường sẽ ra hoa vào mùa xuân và chín vào tầm khoảng tháng 11 hoặc 12 âm lịch, đúng vào những ngày dịp Tết Nguyên đán.
Mọc Cua Bể Cửa Lò
Mọc cua bể được nhiều du khách yêu thích nhờ hương vị thơm ngon nức tiếng và giàu dinh dưỡng. Mọc cua bể thường được bày biện rất đẹp mắt, với phần mọc cua được đặt bên trong của mai cua, kèm theo càng cua đã được hấp chín, tạo hình như một con cua vẫn còn đang sống.
Món cua bể Cửa Lò có thể được dùng kèm với rau sống và nước chấm pha chế theo cách đặc biệt, mang đến những trải nghiệm ẩm thực không thể quên. Khi đến Cửa Lò, bạn nên tìm đến những nhà hàng hải sản ven biển để có thể thưởng thức món mọc cua bể.
Nghệ An không chỉ là vùng đất của những danh thắng tuyệt hảo mà còn là cái nôi của những món đặc sản đậm đà, lưu giữ hồn quê nơi xứ Nghệ. Qua hành trình khám phá top 8 đặc sản Nghệ An, chắc chắn bạn đã cảm nhận được sức hấp dẫn từ những món ăn mang đậm hương vị dân dã nơi đây. Nghệ An đang chờ bạn đến khám phá từng góc nhỏ của nét đẹp ẩm thực tuyệt vời!