Những lễ hội ở Nghệ An không chỉ là dịp để diễn ra những hoạt động sinh hoạt văn hóa truyền thống của người dân xứ Nghệ mà còn hoạt động vui chơi giải trí thú vị níu chân biết bao du khách khi đến Nghệ An. Mỗi lễ hội ở Nghệ An sẽ được tổ chức với những hình thức cúng bái khác nhau, từng lễ hội đều mang những nét đặc sắc. Dưới đây, Kendrick World Class sẽ giới thiệu 9 lễ hội ấn đặc sắc nhất mà bạn có thể lựa chọn tham gia cho những chuyến hành trình đến Nghệ An của mình.
Lễ Hội Đền Cuông
Lễ hội đền Cuồng là một trong những lễ hội ở Nghệ An thu hút nhiều khách du lịch và cả những người dân địa phương đến tham gia. Lễ hội đền Cuồng là dịp để người dân có thể cầu tài lộc và đồng thời bày tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ truyền thuyết An Dương Vương đưa công chúa Mỵ Châu chạy trốn khỏi những kẻ thù.
Hoạt động của lễ hội đền Cuồng gồm có phần lễ, rước kiệu và cả phần hội. Phần hội thường sẽ được kéo dài từ ngày 14 cho đến ngày 16 âm lịch, trong đó gồm nhiều hoạt động giải trí và thể thao. Nếu có dịp đến thăm xứ Nghệ vào những ngày đầu năm, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội tham gia lễ hội đền Cuông Nghệ ở An.
Nội dung liên quan:
Lễ Hội Đền Cờn
Lễ hội đền Cờn Nghệ An là một lễ hội được tổ chức nhằm tưởng nhớ đến đức Thánh Mẫu và tứ vị Thánh Nương – những người đã bảo hộ cho nhân dân vượt qua được hiểm nguy, phát triển và làm ăn phát đạt. Theo truyền thuyết kể lại, chính những vị thần này đã nhiều lần giúp đỡ cho quân nhà Lê và nhà Trần vượt biển thành công.
Lễ hội đền Cờn được diễn ra từ ngày 19 cho đến ngày 21 tháng Giêng hàng năm, với những hoạt động như tế lễ, tục chạy ói, hợp tế hay các trò chơi dân gian… Lễ hội đền Cờn cũng là một lễ hội truyền thống cổ xưa nhất nơi xứ Nghệ, mang đậm nét văn hóa tín ngưỡng và đời sống của người dân khu vực biển Quỳnh.
Lễ Hội Đền Quả Sơn
Lễ hội đền Quả Sơn là một trong những lễ hội ở Nghệ An lớn nhất thì tại khu vực. Hội đền Quả Sơn được tổ chức hằng năm nhằm tưởng nhớ đến công ơn của vị danh tướng Uy Minh Vương Lý Nhật Quang – người đã đóng góp những công lao to lớn trong việc củng cố nền độc lập và bảo quốc an dân ở những năm thế kỷ XI.
Tương tự như những lễ hội khác tại Nghệ An, lễ hội Quả Sơn cũng được tổ chức với 2 phần chính là phần lễ và phần hội. Đặc sắc nhất tại lễ hội đền Quả Sơn chính là hoạt động đua thuyền ở dọc con sông Lam và nhiều hoạt động nghệ thuật, văn hóa đậm nét truyền thống xa xưa của người dân xứ Nghệ.
Lễ Hội Hang Bua
Lễ hội Hang Bua một lễ hội gắn liền với những nét văn hóa tâm linh và đời sống sinh hoạt của những người dân đồng bào Thái cổ tại Nghệ An. Phần lễ chỉ được tổ chức đơn giản gồm diễn văn khai mạc và nghi lễ cúng thần linh. Điểm đặc sắc của lễ hội Hang Bua đó chính là phần hội được tổ chức với không khí sôi động.
Du khách khi đến tham gia lễ hội Hang Bua sẽ được nghe âm thanh huyền bí, hào hùng của của tiếng cồng chiêng cũng như sự rộn ràng của những điệu múa hay tiếng sáo,… Nhờ vậy mà lễ hội Hang Bua cũng đã trở thành một trong những lễ hội thu hút nhiều du khách vào những dịp đầu xuân năm mới.
Hội Vật Cù Thanh Chương
Vào những ngày xuân đầu năm mới, khi nghe được âm thanh của những tiếng trống hội, những người dân xứ Nghệ sẽ lại nô nức rủ nhau đi xem hội vật cù Thanh Chương. Lễ hội vật cù Thanh Chương đã có từ ngàn đời trước, ban đầu mục đích của lễ hội chính là để tuyển chọn những lực sĩ khỏe mạnh đầu quân cho vị tướng Phan Đàn.
Nhưng ngày nay, lễ hội vật cù Thanh Chương được tổ chức như một ngày hội cho người dân tham gia rèn luyện sức khỏe và lưu giữ được những nét văn hóa truyền thống địa phương. Khi vật cù, những thanh niên sức dài vai rộng, trai tráng sẽ đứng sang 2 bên, cởi trần và đóng khố; khi nghe hiệu lệnh thi đấu sẽ bắt đầu vật cù.
Lễ Hội Đền Bạch Mã
Lễ hội đền Bạch Mã Nghệ An được diễn ra tại đền Bạch Mã – một trong 4 ngôi đền linh thiêng nổi tiếng nhất tại xứ Nghệ. Đền Bạch Mã là nơi thờ tự vị anh hùng Phan Đà – người đã có rất nhiều đóng góp cùng với nghĩa quân Lê Lợi đánh đuổi được giặc ngoại xâm.
Theo truyền thuyết kể lại, vị anh hùng Phan Đà cũng đã nhiều lần giúp những người dân nơi đây tai qua nạn khỏi và thoát khỏi dịch bệnh cũng như đánh thắng được kẻ thù. Vì vậy, hằng năm khi lễ hội đền Bạch Mã được tổ chức sẽ vừa để ghi nhớ công ơn của Phan Đà vừa tổ chức những hoạt động văn hóa ý nghĩa gắn kết tinh thần đoàn kết của người dân.
Lễ Hội Đền Hoàng Mười
Lễ hội đền Ông Hoàng Mười đã được hình thành từ những năm thế kỷ XVII, đây cũng là lễ hội ở Nghệ An được nhiều người biết đến và tổ chức nhằm tưởng nhớ đến công lao của vị quan Hoàng Mười. Quy mô của lễ hội đền Hoàng Mười rất lớn với các nghi lễ trang nghiêm như lễ rước, lễ đại tế, lễ yết cáo…
Lễ hội đền Hoàng Mười thu hút được rất nhiều du khách và cùng với đó là khoảng 400 – 500 nhóm người đến để tổ chức hoạt động tín ngưỡng. Lễ hội đền Hoàng Mười không chỉ giúp người dân được gắn kết mà còn là thời điểm để mọi người bày tỏ những mong ước và khát vọng của chính mình với thần linh.
Lễ Hội Đền Vua Mai
Lễ hội đền Vua Mai một lễ hội được tổ chức và dịp đầu năm mới ở Nghệ An, mở đầu cho những lễ hội khác ở xứ Nghệ. Khi tham gia lễ hội đền Vua Mai, du khách sẽ được khám phá tất tần tật những bản sắc văn hóa đa dạng và đặc sắc của người dân địa phương.
Ngoài ra, còn được tham gia vào các hoạt động như lễ rước nước, lễ dâng hương… Bên cạnh đó, lễ hội đền Vua Mai còn có rất nhiều hoạt động giải trí và các trò chơi hấp dẫn gồm đu tiên, chọi gà, hội vật…
Lễ Hội Đền Chín Gian
Lễ hội đền Chín Gian một lễ hội phản ánh đời sống tín ngưỡng và tâm linh độc đáo của những đồng bào người Thái ở vùng Phủ Quỳ, thuộc Nghệ An. Điểm độc đáo của lễ hội đền Chín Gian là hoạt động hiến trâu. Người dân sẽ đem một con trâu cái trắng đến lễ hội và con trâu được xem là ,món lễ vật cúng tế linh thiêng nhất.
Sau khi trâu cái được dắt xuống tắm ở bến Quan sẽ tiến hành đến nghi lễ chém trâu và thịt trâu sẽ được đem đặt ở bậc sạp cao nhất ở trong đền. Sau khi bà mo làm lễ nạp trâu trong 3 ngày 3 đêm thì phần thịt trâu sẽ được đem chia ra và nấu lên cho cả buôn dân làng cùng nhau thưởng thức.
Khi tham gia những lễ hội ở Nghệ An, du khách không chỉ được tìm hiểu nét văn hóa đặc sắc hay những phong tục, tập quán của người dân bản địa mà còn có cơ hội được thưởng thức những sản phẩm hay món ăn đặc sản của xứ Nghệ. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi tổng hợp và chia sẻ về các lễ hội Nghệ An trên sẽ khơi dậy nguồn cảm hứng cho bạn đến khám phá nét đẹp văn hóa xứ Nghệ.