Các lễ hội của người Khmer không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn là dịp để cả cộng đồng sum họp, vui chơi và tạo sự gắn kết với nhau. Người Khmer chính là một trong những dân tộc thiểu số có nền văn hóa độc đáo tại Việt Nam, đặc biệt là người Khmer ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Dưới đây, Nhà Kendrick sẽ giới thiệu cho bạn những lễ hội tiêu biểu của người Khmer.
Lễ Hội Chol Chnam Thmay
Lễ hội Chol Chnam Thmay (hay Chôl Chnăm Thmây) là Tết cổ truyền của người dân tộc Khmer, thường được tổ chức vào giữa tháng 4 dương lịch mỗi năm. Tên gọi “Chol Chnam Thmay” có ý nghĩa là “Vào năm mới”, đánh dấu cho sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới theo lịch truyền thống của người dân tộc Khmer.
![Lễ Hội Chol Chnam Thmay](https://kendrickworldclass.com/wp-content/uploads/2025/01/le-hoi-chol-chnam-thmay.jpg)
Lễ hội Chol Chnam Thmay không chỉ là dịp để người Khmer được đón mừng một năm mới với những khởi đầu mới mà còn mang ý nghĩa tạ ơn tổ tiên, cầu mong nhiều may mắn và gắn kết cả cộng đồng. Theo truyền thuyết, lễ hội Chol Chnam Thmay gắn liền với câu chuyện về một cậu bé thông minh Thommabal và thần Đại Phạm Thiên (Kabul Maha Prum).
Thông tin thêm:
Lễ Hội Ok Om Bok
Lễ hội Ok Om Bok hay còn được gọi là lễ Cúng Trăng hoặc lễ Đút cốm dẹp. Được tổ chức vào ngày rằm tháng 10 âm lịch mỗi năm, lễ hội Ok Om Bok thể hiện lòng biết ơn của dân tộc Khmer với thần Mặt Trăng – một vị thần được tin là đã bảo vệ cho mùa màng.
![Lễ Hội Ok Om Bok](https://kendrickworldclass.com/wp-content/uploads/2025/01/le-hoi-ok-om-bok.jpg)
Địa điểm tổ chức lễ hội Ok Om Bok thường sẽ ở các tỉnh có đông đảo người Khmer sinh sống. Các hoạt động của lễ hội Ok Om Bok thường được tổ chức tại sân chùa, sân nhà hoặc các khu đất trống, nơi dễ dàng để quan sát mặt trăng.
Lễ Pithi Sene Dolta
Lễ Pithi Sene Dolta hay còn có tên gọi là lễ Sen Dolta hoặc lễ cúng ông bà, thường sẽ diễn ra từ ngày 29 tháng 8 cho đến mùng 1 tháng 9 âm lịch mỗi năm. Lễ Sen Dolta gần giống với lễ Vu Lan của người Việt, nhằm tưởng nhớ và tạ ơn đến ông bà, cha mẹ và những người thân đã khuất.
![Lễ Pithi Sene Dolta](https://kendrickworldclass.com/wp-content/uploads/2025/01/le-pithi-sene-dolta.jpg)
Theo truyền thuyết kể lại, lễ Sen Dolta bắt nguồn từ những tín ngưỡng xa xưa của người Khmer. Lễ Sen Dolta thường sẽ được kéo dài ba ngày với nhiều những nghi thức long trọng.
Lễ Hội Dâng Y Kathina
Lễ Dâng Y Kathina là một trong những nghi lễ mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào người Khmer ở Nam Bộ. Được tổ chức hàng năm từ ngày 15 tháng 9 cho đến 15 tháng 10 âm lịch, lễ hội Dâng Y Kathina nhắn thể hiện lòng thành kính của Phật tử đối với chư nhằm và cầu mong gia đình bình an.
![Lễ Hội Dâng Y Kathina](https://kendrickworldclass.com/wp-content/uploads/2025/01/le-hoi-dang-y-kathina.jpg)
Để tăng thêm phần hấp dẫn, cộng đồng người Khmer thường tổ chức thêm các hoạt động văn nghệ truyền thống. Lễ Dâng Y Kathina không chỉ là một nghi lễ tôn giáo mà còn là dịp để đồng bào Khmer Nam Bộ gắn kết với nhau.
Lễ Hội Chôl Vôsa
Lễ hội Chôl Vôsa hay còn được gọi là Lễ Nhập hạ, thường diễn ra vào ngày 15 tháng 6 âm lịch. Lễ hội Chôl Vôsa mang ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa và gia đình hạnh phúc.
![Lễ Hội Chôl Vôsa](https://kendrickworldclass.com/wp-content/uploads/2025/01/le-hoi-chol-vosa.jpg)
Lễ Chôl Vôsa sẽ kéo dài trong 3 tháng trùng với mùa mưa, thuận lợi cho công việc gieo trồng và cày cấy. Người Khmer coi trọng Lễ Chôl Vôsa như một tập tục thiêng liêng cần gìn giữ.
Lễ Miakha Bôchia
Lễ Miakha Bôchia hay còn gọi là Lễ Meak Bocheam, tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng Âm lịch hàng năm. Lễ Lễ Hội Miakha Bôchia nhằm để tưởng nhớ đến ba sự kiện trọng đại trong lịch sử Phật giáo.
![Lễ Miakha Bôchia](https://kendrickworldclass.com/wp-content/uploads/2025/01/le-miakha-bochia.jpg)
Trong ngày lễ, các vị sư và Phật tử sẽ tập trung tại chùa để có thể thực hiện các nghi lễ tưởng nhớ và tham gia những hoạt động tôn giáo. Lễ Miakha Bôchia là lễ hội thể hiện lòng tôn kính của người Khmer đối với Đức Phật.
Lễ Hội Đom Lơng Néak Tà
Lễ hội Đom Lơng Néak Tà hay còn có tên gọi là lễ hội Ông Tà, đây là một lễ hội truyền thống của những người Khmer tại tỉnh Trà Vinh. Lễ hội Đom Lơnh Néak được tổ chức hàng năm tại các miếu Néak Tà.
![Lễ Hội Đom Lơng Néak Tà](https://kendrickworldclass.com/wp-content/uploads/2025/01/le-hoi-dom-long-neak-ta.jpg)
Trong tín ngưỡng của người dân tộc Khmer, Néak Tà được coi là một vị thần có thể bảo hộ cho phum, sóc và gia đình. Lễ hội Đom Lơng Néak Tà được tổ chức để người dân tộc Khmer cầu cho mùa màng được mưa thuận gió hòa và sức khỏe cho cả cộng đồng.
Các lễ hội truyền thống của người Khmer không chỉ phản ánh nét đẹp truyền thống đặc sắc mà còn là dịp để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của cộng đồng dân tộc này. Những lễ hội này của người Khmer cũng chính là những sự kiện quan trọng, thu hút hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nước đến tham gia.