Khám Phá Các Lễ Hội Ở Hà Nội: Đặc Sắc Và Lâu Đời Nhất

Các lễ hội ở Hà Nội thu hút du khách bởi bầu không khí sôi động và những nét đẹp văn hóa độc đáo đã kết tinh suốt chiều nghìn năm văn hiến. Mỗi một sự kiện diễn ra đều là biểu tượng cho bức tranh sống động về đời sống tinh thần và phong tục tập quán của những người dân Thủ đô. Hãy cùng Kendrick World Class tham gia vào hành trình khám phá, để cảm nhận được trọn vẹn bản sắc văn hóa của Hà Nội qua từng lễ hội đặc sắc diễn ra trong năm.

Lễ Hội Đống Đa

Lễ hội Đống Đa diễn ra ngày mùng 5 Tết Nguyên đán mỗi năm tại quận Đống Đa, thuộc Hà Nội. Lễ hội Đống Đa là dịp để tưởng nhớ đến sự chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa lẫy lừng của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ năm 1789. 

Lễ Hội Đống Đa
Lễ Hội Đống Đa

Gò Đống Đa chính là một di tích lịch sử, nơi diễn ra trận đánh quyết liệt giữa nghĩa quân Tây Sơn và quân Thanh xâm lược nước nhà. Lễ hội Đống Đa được tổ chức nhằm tưởng nhớ đến công lao của vua Quang Trung và các chiến sĩ, đồng thời giáo dục cho những thế hệ sau về lòng yêu nước.

Lễ Hội Đền Cổ Loa

Lễ hội Đền Cổ Loa được tổ chức hàng năm để có thể tưởng nhớ công lao của vua An Dương Vương – người đã sáng lập ra nhà nước Âu Lạc và xây dựng lên thành Cổ Loa (một trong những danh lam thắng cảnh Hà Nội). Lễ hội đền Cổ Loa diễn ra từ ngày mùng 6 cho đến ngày 18 tháng Giêng Âm lịch ngay tại Đền Cổ Loa. 

Lễ Hội Đền Cổ Loa
Lễ Hội Đền Cổ Loa

Theo truyền thuyết kể lại, ngày mùng 6 tháng Giêng chính là ngày mà vua An Dương Vương nhập cung và ngày mùng 9 chính là ngày ông lên ngôi, tổ chức lễ khao quân. Người dân tại Cổ Loa đã chọn ngày mùng 6 là ngày chính để tổ chức lễ hội, tưởng nhớ đến công lao của vua và thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn”. 

Lễ Hội Chùa Thầy

Lễ hội Chùa Thầy diễn ra từ ngày mùng 5 cho đến hết mùng 7 tháng 3 Âm lịch hàng năm, ngay tại xã Sài Sơn, thuộc huyện Quốc Oai. Lễ hội Chùa Thầy nhầm tôn vinh vị Thiền sư Từ Đạo Hạnh – người có công lớn trong truyền bá Phật pháp và còn được xem là ông tổ của nghệ thuật múa rối nước tại Việt Nam.

Lễ Hội Chùa Thầy
Lễ Hội Chùa Thầy

Phần lễ của lễ hội Chùa Thầy sẽ gồm các nghi thức trang nghiêm như lễ Mộc dục, lễ rước bài vị và cúng An vị, lễ tế và lễ rước. Còn phần hội diễn ra sôi động hơn với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật và trò chơi dân gian đáng nhớ. 

Hội Chùa Hương

Lễ hội Chùa Hương thường sẽ đầu từ mùng 6 tháng Giêng và kéo dài cho đến hết tháng 3 âm lịch. Lễ hội Chùa Hương thu hút hàng triệu phật tử và du khách đến tham gia hành hương, trải nghiệm không gian văn hóa tâm linh độc đáo.

Hội Chùa Hương
Hội Chùa Hương

Trong suốt thời gian diễn ra lễ hội, nhiều hoạt động văn hóa, tín ngưỡng như nghi lễ Phật giáo, hát chầu văn và các trò chơi dân gian cũng được tổ chức. Để đảm bảo an toàn, chính quyền địa phương tại khu vực diễn ra lễ hội đã triển khai các biện pháp kiểm soát giao thông đường thủy trên suối Yến nên bạn có thể an tâm hơn khi tham gia.

Lễ Hội Đền Gióng 

Lễ hội Đền Gióng hay còn được gọi là Hội Gióng, là một lễ hội truyền thống nhằm tưởng nhớ và ca ngợi những chiến công lẫy lừng của Thánh Gióng – một trong “tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Lễ hội Đền Gióng được tổ chức hàng năm tại rất nhiều địa phương, nổi bật nhất là tại Đền Phù Đổng (thuộc huyện Gia Lâm) và Đền Sóc (thuộc huyện Sóc Sơn).

Lễ Hội Đền Gióng 
Lễ Hội Đền Gióng

Lễ hội Đền Gióng như tái hiện lại các trận đánh oai hùng của Thánh Gióng chống giặc Ân. Ngoài ra, lễ hội còn có đa dạng các trò chơi dân gian tạo nên không khí sôi động. Năm 2010, Hội Gióng tại Đền Phù Đổng và Đền Sóc cũng đã được UNESCO công nhận là một trọng những Di sản văn hóa phi vật thể.

Lễ Hội Làng Bát Tràng

Lễ hội làng Bát Tràng được tổ chức hàng năm vào những ngày 14, 15 và 16 tháng 2 âm lịch tại xã Bát Tràng, thuộc Hà Nội. Lễ hội làng Bát Tràng nhằm tôn vinh nghề gốm truyền thống và tưởng nhớ đến công lao của những vị thần hay tổ nghề, đồng thời cầu mong một cuộc sống ấm no, sung túc cho người dân nơi đây.

Lễ Hội Làng Bát Tràng
Lễ Hội Làng Bát Tràng

Lễ hội làng Bát Tràng gồm có 2 phần, phần lễ và phần hội. Ngoài ra, trong suốt thời gian diễn ra lễ hội làng Bát Tràng, du khách còn có cơ hội được tham quan và mua sắm tại các gian hàng trưng bày sản phẩm gốm sứ được chế tác tinh xảo.

Lễ Hội Võng La

Lễ hội Võng La là lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm từ ngày 13 cho đến 15 tháng Giêng âm lịch tại khu vực đình Đại Độ. Trong lễ hội Võng La, đa dạng hoạt động văn hóa và nhiều trò chơi dân gian được tổ chức tạo không khí trang nghiêm nhưng lại vui tươi, sôi động cho lễ hội.

Lễ Hội Võng La
Lễ Hội Võng La

Lễ hội Võng La là dịp để người dân tưởng nhớ đến công lao của ngũ vị Tôn Thần. Ngoài ra, còn là cơ hội để du khách có thể tham gia tìm hiểu và trải nghiệm những nét đẹp văn hóa truyền thống của Hà Nội.

Lễ Hội Đền Hai Bà Trưng

Lễ hội Đền Hai Bà Trưng thường sẽ được tổ chức hàng năm từ ngày mùng 6 cho đến mùng 10 tháng Giêng âm lịch tại Đền Hai Bà Trưng. Lễ hội Đền Hai Ba Trung là dịp để tưởng nhớ và tôn vinh công lao của hai vị nữ anh hùng dân tộc là Trưng Trắc và Trưng Nhị.

Lễ Hội Đền Hai Bà Trưng
Lễ Hội Đền Hai Bà Trưng

Lễ hội đền Hai Bà Trưng gồm có những nghi thức tế lễ nghiêm trang, là lễ rước kiệu và dâng hương nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của Hai Bà và các tướng lĩnh. Ngoài ra, đây còn mở ra cơ hội để giáo dục về truyền thống yêu nước và tìm hiểu về lịch sử hào hùng của dân tộc cho các thế hệ trẻ. 

Lễ Hội Tản Viên Sơn Thánh

Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh được tổ chức từ ngày 14 cho đến 16 tháng Giêng âm lịch tại khu vực cụm di tích đền Thượng, đền Trung và đền Hạ. Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh nhầm tưởng nhớ đến Đức Thánh Tản Viên – một vị thần đứng đầu trong “Tứ bất tử” có công trong việc khai sơn, trị thủy và dạy người dân làm ruộng, săn bắn.

Lễ Hội Tản Viên Sơn Thánh
Lễ Hội Tản Viên Sơn Thánh

Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh là dịp mà bạn có thể tham gia trải nghiệm những nét đẹp truyền thống của vùng đất Ba Vì linh thiêng. Năm 2018, tục thờ Tản Viên Sơn Thánh đã chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là một trong những Di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia.

Lễ Hội Đền Bạch Mã

Lễ hội Đền Bạch Mã diễn ra vào ngày 12 và 13 tháng 2 âm lịch hàng năm ngay tại Đền Bạch Mã, Hà Nội. Đền Bạch Mã là một trong “Tứ trấn” của kinh thành Thăng Long khi xưa, được xây dựng từ những năm thuộc thế kỷ IX để thờ thần Long Đỗ – một vị thần bảo hộ cho phía Đông của kinh thành. 

Lễ Hội Đền Bạch Mã
Lễ Hội Đền Bạch Mã

Nhiều hoạt động văn hóa truyền thống cùng các trò chơi dân gian sẽ được tổ chức trong lễ hội, du khách có thể tham gia trải nghiệm. Lễ hội Đền Bạch Mã chính là cơ hội để có thể bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa dân tộc.

Lễ Hội Làng Lệ Mật

Lễ hội làng Lệ Mật sẽ được tổ chức từ ngày 20 cho đến 24 tháng 3 âm lịch hàng năm ngay tại đình Lệ Mật. Lễ hội làng Lệ Mật là một hoạt động văn hóa truyền thống đặc sắc của Thủ Đô nhằm tôn vinh Thành Hoàng làng họ Hoàng. 

Lễ Hội Làng Lệ Mật
Lễ Hội Làng Lệ Mật

Giống như những lễ hội khác, lễ hội làng Lệ Mật cũng được chia thành là phần lễ và phần hội. Điểm đặc sắc của lễ hội làng Lệ Mật chính là phần múa rắn. Lễ hội làng Lệ Mật không chỉ là dịp để người dân bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên mà còn là cơ hội quảng bá nét đẹp văn hóa của Hà Nội.

Hà Nội – mảnh đất ngàn năm văn hiến, là nơi hội tụ những giá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc Việt. Mỗi lễ hội là cơ hội để du khách và người dân địa phương được hòa mình vào không gian văn hóa, tham gia những hoạt động dân gian độc đáo. Hành trình khám phá những lễ hội này đã mở ra cánh cửa đưa lối chúng ta đến với nét đẹp văn hoá nghìn năm văn hiến của Thủ Đô và thổi bùng cho niềm tự hào về những truyền thống của Việt Nam.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *