Top 8 Đặc Sản Hải Dương Độc Đáo, Đậm Chất Quê Hương Nhất Định Phải Thử

Bạn đã từng thưởng thức qua đặc sản Hải Dương chưa? Từ những nguyên liệu dân dã nhưng những người dân nơi đây đã tạo ra được những món ăn độc đáo, khiến thực khách phải nhớ mãi không quên. Hãy cùng Kendrick World Class khám phá top 8 đặc sản Hải Dương đậm đà hương vị để hiểu vì sao vùng đất này luôn khiến du khách phải say mê!

Bánh Gai Ninh Giang

Bánh gai Ninh Giang là một đặc sản nổi tiếng của huyện Ninh Giang với lịch sử hơn 700 năm. Ban đầu, bánh gai Ninh Giang có hình tròn, không có lá bọc; sau này, bánh gai Ninh Giang đã được gói thành hình vuông bằng lá chuối khô đặc trưng.

Bánh Gai Ninh Giang
Bánh Gai Ninh Giang

Nguyên liệu chính để làm bánh gai Ninh Giang gồm gạo nếp cái hoa vàng, lá gai, đậu xanh, dừa tươi, mỡ lợn và đường mật mía. Bánh gai Ninh Giang không chỉ là một món quà quê ý nghĩa mà còn là niềm tự hào của những người con Hải Dương.

Tham khảo thêm:

Bánh Đậu Xanh

Bánh đậu xanh một món ăn nổi tiếng của Hải Dương, được biết đến với hương vị ngọt ngào. Bánh đậu xanh được làm từ đậu xanh xay nhuyễn, kết hợp với đường và nghiều nguyên liệu gia truyền khác tạo nên hương vị đặc trưng.

Bánh Đậu Xanh
Bánh Đậu Xanh

Thưởng thức bánh đậu xanh cùng với một tách trà nóng đã dần trở thành nét văn hóa ẩm thực độc đáo của người Việt nói chung và người Hải Dương nói riêng. Tại Hải Dương, có nhiều thương hiệu bánh đậu xanh nổi tiếng, mỗi thương hiệu mang một hương vị và cách chế biến riêng.

Bánh Lòng Kinh Môn

Bánh lòng Kinh Môn một đặc sản truyền thống được người dân địa phương ưu tiên trong các dịp lễ Tết và trên bàn thờ gia tiên. Bánh lòng Kinh Môn được làm từ những nguyên liệu quen thuộc như gạo nếp cái hoa vàng, lạc (đậu phộng), vừng (mè), gừng và đường.

Bánh Lòng Kinh Môn
Bánh Lòng Kinh Môn

Bánh lòng không chỉ là món ăn ngon mà còn mang ý nghĩa sâu sắc trong văn hóa ẩm thực của những con người Kinh Môn. Hiện nay, nghề làm bánh lòng vẫn đang được duy trì và phát triển ở Kinh Môn. Nhiều cơ sở sản xuất bánh lòng Kinh Môn đã cải tiến bao bì, nhãn mác để người tiêu dùng an tâm sử dụng sản phẩm.

Bún Cá Rô Đồng

Bún cá rô đồng được chế biến từ những con cá rô đồng tươi ngon, kết hợp với nước dùng thanh ngọt. Cá rô đồng để làm ra món bún cá được chọn lựa kỹ càng, làm sạch và luộc chín. Thịt cá sau đó sẽ được tách riêng, một phần đem chiên vàng giòn và phần còn lại để nguyên.

Bún Cá Rô Đồng
Bún Cá Rô Đồng

Xương cá và xương heo được đem ninh kỹ cùng gừng và hành tím để tạo nên nồi nước dùng ngọt thanh và thơm phức. Khi thưởng thức, thực khách sẽ cảm nhận được vị ngọt của cá hòa quyện với hương thơm của các loại rau.

Chả Rươi Tứ Kỳ

Chả rươi Tứ Kỳ là một đặc sản nổi tiếng của huyện Tứ Kỳ được nhiều người yêu thích bởi hương vị độc đáo. Món chả rươi Tứ Kỳ được chế biến từ rươi – một loại sinh vật thuộc họ giun nhiều tơ, thường xuất hiện vào mùa thu.

Chả Rươi Tứ Kỳ
Chả Rươi Tứ Kỳ

Nguyên liệu để chế biến ra được món chả rươi Tứ Kỳ cúng rất đa dạng gồm rươi tươi, thịt lợn xay, trứng gà, thì là, vỏ quýt thái nhỏ, hành lá và các gia vị phụ gia khác. Chả rươi Tứ Kỳ thường hay được thưởng thức cùng với cơm nóng, bún hoặc làm món nhậu.

Bánh Đa Gấc Kẻ Sặt

Bánh đa gấc Kẻ Sặt được biết đến với màu đỏ đặc trưng từ quả gấc chín, hương vị ngọt vừa và giòn xốp. Nguyên liệu chính để làm ra món bánh đa gấc Kẻ Sặt gồm có gạo tẻ, quả gấc chín, đường kính, lạc (đậu phộng), vừng (mè), dừa nạo và gừng tươi.

Bánh Đa Gấc Kẻ Sặt
Bánh Đa Gấc Kẻ Sặt

Vào dịp Tết Nguyên đán, bánh đa gấc Kẻ Sặt với màu đỏ tươi tượng trưng cho sự may mắn, thường được người dân lựa chọn làm quà để biếu tặng. Hiện nay, bánh đa gấc Kẻ Sặt không chỉ phổ biến trong tỉnh Hải Dương mà còn được biết đến rộng rãi tại các địa phương lân cận.

Bánh Gối

Bánh gối là một món ăn vặt được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon. Món bánh gối này còn được gọi là bánh xếp, vỏ bánh được làm từ bột mì. Nhân bánh gối gồm thịt heo xay nhuyễn, mộc nhĩ (nấm mèo) thái nhỏ, miến, trứng cút và nhiều loại gia vị khác.

Bánh Gối
Bánh Gối

Sau khi đặt nhân vào giữa của vỏ bánh, người làm sẽ gập đôi và miết chặt mép để tạo ra hình bán nguyệt đẹp mắt. Bánh gối sau đó sẽ được chiên trong dầu nóng cho đến khi vỏ ngoài trở nên vàng giòn, tỏa mùi hương thơm phức.

Vải Thiều Thanh Hà

Vải thiều Thanh Hà được biết đến với hương vị ngọt thanh, cơm dày và hạt nhỏ. Loại vải thiều Thanh Hà sẽ có kích thước nhỏ hơn so với các giống vải khác, nhưng lại nổi bật nhờ vị ngọt đậm đà.

Vải Thiều Thanh Hà
Vải Thiều Thanh Hà

Nguồn gốc của vải thiều Thanh Hà được cho là bắt nguồn từ Phúc Kiến, Trung Quốc và sau đó được trồng rộng rãi tại Thanh Hà rồi dần phát triển thành đặc sản địa phương. Mùa vải thiều Thanh Hà thường bắt đầu từ cuối tháng 5 cho đến đầu tháng 7 hàng năm, nên vào thời điểm này bạn có thể ghé đến đây để được thưởng thức vải thiều Thanh Hà.

Hành trình khám phá đặc sản Hải Dương chắc chắn sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm ẩm thực khó quên. Mỗi món ăn tại Hải Dương đều mang một nét đặc trưng riêng. Nếu có dịp ghé thăm mảnh đất Hải Dương, đừng quên thưởng thức những món đặc sản trứ danh mà chúng tôi đã chia sẻ nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *