Phong tục Tết Trung Thu ở Việt Nam là một phần trong bức tranh văn hóa dân gian của con người Việt, vừa gắn liền những giá trị truyền thống vừa là dịp để gia đình sum vầy và đoàn tụ. Tết Trung Thu không chỉ là một ngày lễ dành riêng cho trẻ em mà còn mang đậm ý nghĩa cho sự sum họp và quây quần của gia đình. Cùng Kendrick World Class bước vào hành trình tìm hiểu top 7 phong tục Tết Trung Thu ở Việt Nam, để hiểu hơn về ý nghĩa sâu sắc mà lễ hội này mang lại cho mỗi con Việt Nam.
Rước Đèn
Rước đèn là một phong tục đặc trưng trong dịp Tết Trung thu tại Việt Nam, đặc biệt dành cho những trẻ nhỏ. Vào buổi tối đêm trăng rằm, các em nhỏ sẽ cầm trên tay những chiếc lồng đèn xinh lung linh, đa dạng các màu sắc và hình dáng như ngôi sao, cá chép hay những nhân vật cổ tích…
Dưới ánh trăng sáng, đoàn rước đèn sẽ từ từ di chuyển qua từng con đường làng, phố xá, hòa cùng tiếng cười nói rộn ràng của trống hội. Lễ hội Trung thu với những hình ảnh rước đèn quen thuộc, đã trở thành một phong tục đẹp đẽ và gắn bó sâu sắc với truyền thống qua từng thế hệ.
Gợi ý dành cho bạn:
Bày Mâm Cỗ
Bày mâm cỗ Trung thu một phong tục truyền thống đậm nét văn hóa của người Việt trong mỗi dịp Tết Trung thu. Mâm cỗ bày biện thường sẽ được trang trí rực rỡ với nhiều loại bánh trái, nổi bật nhất là chiếc bánh Trung thu hình tròn và hình vuông (biểu tượng âm dương), tượng trưng cho trời và đất.
Đa dạng các loại trái cây được người dân tạo hình và cắt tỉa khéo léo thành những hình thù ngộ nghĩnh làm tăng thêm vẻ đẹp của mâm cỗ. Trẻ em sẽ háo hức vây quanh bên mâm cỗ, chờ đến giờ được phá cỗ dưới ánh trăng rằm sáng rực.
Múa Lân
Múa lân đêm Trung thu là một hoạt động không thể thiếu trong dịp Tết Trung thu văn hóa Việt. Với sự kết hợp nhịp nhàng của các đội từ 2 cho đến 7 người trong trang phục rực rỡ, với những con lân lớn như sống dậy qua từng động tác mềm mại và đầy nghệ thuật.
Những màn trình diễn lân thường diễn ra tại sân trường, trước cửa nhà hay ở đình làng tạo nên không khí rộn ràng của lễ hội. Hình ảnh lân múa nhảy không chỉ mang đến niềm vui cho trẻ nhỏ và người xem, mà còn là biểu tượng của may mắn và thịnh vượng dành cho gia chủ.
Làm Lồng Đèn
Làm lồng đèn là một phong tục lâu đời gắn liền với những ngày Tết Trung Thu tại Việt Nam, mang ý nghĩa tượng trưng cho sự hy vọng của những tia sáng ấm áp từ lồng đèn. Lồng đèn truyền thống sẽ được làm từ tre và giấy màu rồi thắp sáng bằng nến, với những hình dáng đa dạng như ngôi sao, cá chép…
Những gia đình và trẻ nhỏ thường tụ họp để tự tay làm ra những chiếc đèn lồng sáng tạo. Vào đêm rằm tháng Tám, những chiếc lồng đèn sẽ được thắp sáng cùng những đoàn múa lân, băng qua khắp mọi con phố hay cửa ngõ.
Ngắm Trăng Rằm
Ngắm trăng rằm là hành động ý nghĩa trong dịp Tết Trung thu của người Việt Nam, gắn liền với ý nghĩa đoàn viên. Vào đêm rằm tháng Tám, khi ánh trăng trong năm sáng nhất và tròn đầy, gia đình sẽ quây quần bên nhau và bày mâm cỗ Trung thu cùng những chiếc đèn lồng rực rỡ sắc màu.
Dưới ánh trăng, mọi người trong gia đình cùng nhau trò chuyện, thưởng thức hương vị của món bánh trúng thu và ngắm nhìn vầng trăng tròn. Với trẻ em, khoảnh khắc này rất đặc biệt ý nghĩa, bởi khi đó chúng sẽ được thỏa sức vui đùa, rước đèn và kể những câu chuyện cổ tích về chú Cuội và chị Hằng trên cung trăng.
Làm Bánh Trung Thu
Làm Bánh Trung Thu là một trong những phong tục ý nghĩa nhất trong dịp Tết Trung Thu ở Việt Nam. Mỗi chiếc bánh trung thu được tạo ra, dù là bánh nướng hay bánh dẻo, đều mang trong mình sự tâm huyết và khéo léo của người làm. Nguyên liệu truyền thống để có thể làm bánh trung thu như bột, đậu xanh, mứt sen và lòng đỏ trứng muối, hòa quyện tạo nên hương vị đặc trưng riêng biệt.
Quá trình làm bánh không chỉ là lúc để các thành viên trong gia đình được quây quần mà còn là cơ hội để người lớn trong nhà truyền dạy những giá trị văn hóa cho thế hệ trẻ. Bánh trung thu không chỉ là món quà ý nghĩa gửi tặng cho người thân, bạn bè mà còn là biểu tượng của sự đoàn viên và gắn kết trong dịp lễ hội trăng rằm.
Tặng Quà Cho Thiếu Nhi
Tặng quà cho thiếu nhi một phong tục đầy ấp sự nhân văn trong dịp Tết Trung Việt Nam. Đây là lúc gia đình, tổ chức hay cộng đồng dành những món quà nhỏ nhưng tràn đầy yêu thương cho tất cả trẻ em trên mọi miền đất nước.
Những chiếc lồng đèn lung linh, hộp bánh trung thu thơm ngon hay những đồ chơi dân gian, không chỉ mang lại niềm vui cho các em nhỏ mà còn là cơ hội tạo sự gắn kết cho cộng đồng. Phong tục tặng quà cho thiếu nhi không chỉ đơn thuần là tặng quà, mà còn là cách để người lớn có thể gửi gắm những hy vọng về một thế hệ mới tràn đầy ý chí, cùng lời chúc cho các em luôn chăm ngoan và cố gắng học giỏi.
Tết Trung Thu với những phong tục chứa đựng ý nghĩa, đậm đà bản sắc dân tộc không chỉ là dịp để mọi người được thưởng thức vẻ đẹp của ánh trăng rằm mà còn là lúc để gắn kết và lưu giữ giá trị truyền thống từ ngàn đời xưa. Trung Thu không chỉ là ngày một hội của trẻ em mà còn là dịp để mọi người cùng nhau tìm về những giá trị văn hóa đã bị bỏ quên, tiếp tục gìn giữ và phát huy đến ngàn đời sau. Nét đẹp của Tết Đoàn Viên sẽ mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.