Phú Thọ là một vùng đất nổi tiếng không chỉ bởi các di tích lịch sử mà còn nhờ những món đặc sản Phú Thọ độc đáo, đậm đà bản sắc văn hóa nơi đây. Dưới đây Kendrick World Class sẽ giới thiệu đến bạn một số đặc sản nổi tiếng của Phú Thọ mà bạn không nên bỏ lỡ nếu đã đặt chân đến vùng đất này. Cùng chúng tôi khám phá và lưu lại ngay nhé!
Cọ Ỏm
Cọ ỏm là một món ăn dân dã, đặc trưng được chế biến từ quả cọ – một loại cây phổ biến tại Phú Thọ. Quả cọ được dùng để ỏm thường sẽ thu hoạch vào cuối tháng 10 và đầu tháng 11 âm lịch, khi vỏ cọ bắt đầu chuyển từ màu xanh sang nâu bóng hoặc tím đen. Cọ nếp thường sẽ được ưa chuộng hơn nhờ có cùi dày, vị bùi và béo ngậy.
Cọ ỏm chín sẽ có vỏ ngoài đen bóng, bên trong là lớp cùi vàng ươm và mềm mại. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị bùi, béo ngậy đặc trưng. Ngoài món cọ ỏm, quả cọ hay còn được chế biến thành nhiều món như xôi cọ, cọ muối dưa, cọ kho cá,…
Có thể bạn muốn biết:
Bánh Tai
Bánh tai hay còn được gọi là bánh hòn, là một đặc sản dân dã của khu vực Phú Thọ. Tên gọi “bánh tai” có nguồn gốc từ hình dáng cong cong giống như cái tai của từng chiếc bánh.
Bánh tai sẽ thường được ăn kèm với nước mắm pha chua ngọt. Một số người còn hay thích ăn bánh tai cùng cháo trắng, một bữa ăn thanh đạm nhưng có đầy đủ dinh dưỡng. Du khách khi đến đây có thể tìm mua bánh tai tại các chợ địa phương ở Phú Thọ.
Mỳ Gạo Hùng Lô
Mỳ gạo Hùng Lô là một đặc sản nổi tiếng của xã Hùng Lô, thuộc thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Mỳ gạo Hùng Lô được làm từ gạo nếp chất lượng cao, trải qua một quy trình chế biến truyền thống để có thể tạo ra những sợi mỳ trắng ngần, dai và thơm ngon.
Sản phẩm mỳ gạo Hùng Lô không chỉ được tiêu thụ nhiều trong nước mà còn được xuất khẩu sang các thị trường quốc tế. Để mua được mỳ gạo Hùng Lô chính gốc, bạn có thể liên hệ trực tiếp với hợp tác xã mỳ gạo Hùng Lô tại xã Hùng Lô.
Xôi Nếp Gà Gáy
Xôi nếp Gà Gáy được chế biến từ giống lúa nếp Gà Gáy quý hiếm tại Phú Thọ, món xôi nếp này nổi tiếng với hương vị thơm ngon, dẻo bùi. Lúa nếp Gà Gáy là một giống lúa dài ngày và thường được gieo trồng từ tháng 5 cho đến tháng 10 hàng năm. Cây lúa Gà Gáy có thân cao và có hương thơm rất đặc trưng.
Xôi chín nếp Gà Gáy có mùi thơm ngào ngạt, hạt xôi dẻo và không dính tay. Người Mường thường hay gói xôi trong lá dong hoặc lá chuối để có thể tăng thêm hương vị. Đặc biệt, xôi nếp Gà Gáy khu để qua đêm vẫn giữ được độ dẻo và thơm ngon mà không cần phải hấp lại. Xôi nếp Gà Gáy hay được dùng trong các dịp lễ hội, cúng tế và để đãi những vị khách quý.
Bưởi Đoan Hùng
Bưởi Đoan Hùng là một đặc sản nổi tiếng thuộc huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Loại bưởi Đoan Hùng có quả hình cầu dẹt, khi chín sẽ có màu vàng sáng và cùi mỏng, múi mọng nước màu trắng ngà, vị ngọt mát.
Bưởi Đoan Hùng có hai loại giống nổi tiếng là bưởi Bằng Luân và bưởi Sửu Chí Đám. Bưởi Bằng Luân đã có từ 200 – 300 năm về trước, quả bưởi này có hình cầu dẹt hoặc tròn đều, khi chín sẽ có màu vàng rơm và vị ngọt đậm đà. Bưởi Sửu Chí Đám thường là những quả vừa, vỏ vàng ruộm, da hơi nhăn và được coi là loại bưởi quý hiếm nhất.
Thịt Chua Thanh Sơn
Thịt chua Thanh Sơn là một đặc sản trứ danh của huyện Thanh Sơn, gắn liền với nền văn hóa ẩm thực của người Mường nơi đây. Món thịt chua Thanh Sơn được chế biến từ thịt lợn lửng – một giống lợn được nuôi thả tự nhiên ở trên đồi, nên thịt sẽ săn chắc và thơm ngon hơn các giống heo khác.
Thịt chua Thanh Sơn hay được ăn kèm với lá sung, lá ổi, lá đinh lăng và bánh tráng, chấm cùng tương ớt hay nước mắm pha. Sự kết hợp giữa vị chua chua của thịt, bùi của thính và giòn của bì lợn cùng hương thơm của các loại sẽ lá tạo nên một trải nghiệm ẩm thực độc đáo.
Hồng Gia Thanh
Hồng Gia Thanh là một đặc sản nổi tiếng thuộc xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh. Hồng Gia Thanh là một giống hồng ngâm không hạt, quả to và có hình dáng vuông. Khi chín, quả hồng Gia Thanh có màu vàng nhạt, thịt giòn và vị ngọt đậm đặc trưng.
Hồng Gia Thanh được trồng chủ yếu ở trên đất đồi của xã Gia Thanh, bởi nơi đây có thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp, giúp cây phát triển tốt. Mùa thu hoạch của hồng Gia Thanh thường sẽ bắt đầu từ giữa tháng 8 dương lịch và kéo dài khoảng một tháng. Quả hồng sau khi hái được đem ngâm trong nước sạch từ 2 cho đến 3 ngày để loại bỏ vị chát, sau đó để ráo nước và có thể thưởng thức ngay.
Bánh Tẻ Mật
Bánh tẻ mật là một đặc sản mang đậm hương vị truyền thống của xã Đào Xá. Món bánh tẻ mật thường hay xuất hiện trong các dịp lễ hội, đặc biệt là lễ hội rước voi truyền thống có lịch sử trên 400 năm của làng Đào Xá.
Khi chín, bánh tẻ mật sẽ có màu vàng óng và trong suốt như mật ong, tỏa mùi thơm dịu của mật mía hòa quyện với hương lá chuối. Bánh tẻ mật không chỉ một là món ăn ngon mà còn là biểu tượng văn hóa đặc trưng của người dân Đào Xá.
Phú Thọ với mỗi món đặc sản đều mang trong mình một câu chuyện văn hóa riêng và truyền thống ẩm thực lâu lâu đời. Hành trình khám phá top 8 đặc sản Phú Thọ trứ danh không chỉ làm say lòng biết bao thực khách mà còn mở ra một bức tranh sống động về đời sống và nét đẹp ẩm thực khác biệt.