Những Hủ Tục Lạc Hậu Ở Việt Nam Đang Bị Xóa Bỏ Và Mai Một Dần Theo Thời Gian

Những hủ tục lạc hậu ở Việt Nam đã từng có gia đoạn phát triển và bám rễ sâu vào đời sống văn hóa của nhiều cộng đồng dân tộc, song do sự hiện đại hóa cũng như nâng cao nhận thức mà những hủ tục này đang dần bị xóa bỏ và mai một theo thời gian. Dù vẫn tồn tại rải rác ở một số địa phương của người dân tộc thiểu số, nhưng những tập tục hôn nhân lạc hậu hay nghi lễ mê tín, dị đoan đang ngày một giảm bớt. Bài viết này, Nhà Kendrick sẽ đưa bạn vào hành trình khám phá chi tiết các hủ tục lạc hậu đang dần biến mất ở Việt Nam.

Hủ Tục Tảo Hôn

Tảo hôn là hình thức kết hôn khi một hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật. Tình trạng tảo hôn vẫn còn rất phổ biến, đặc biệt ở những khu vực của đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Các khu vực có tỷ lệ người tảo hôn cao như Trung du và miền núi của phía Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.

Nguyên nhân dẫn đến những tình trạng tảo hôn:

  • Nhiều cộng đồng người dân tộc thiểu số muốn duy trì hủ tục kết hôn sớm, họ coi đó là truyền thống cần được tiếp nối.
  • Người dân ở vùng sâu, vùng xa ít được tiếp cận đầy đủ thông tin nên còn hạn chế sự hiểu biết về quy định hôn nhân.
  • Một số gia đình coi việc gả con sớm là giải pháp để có thể giảm gánh nặng về kinh tế.
Hủ Tục Tảo Hôn
Hủ Tục Tảo Hôn

Nội dung liên quan:

Hủ Tục Juê Nuê

Tục “Juê nuê” hay còn gọi là tục nối dây là một phong tục hôn nhân truyền thống nổi bật của người Ê Đê. Theo chế độ mẫu hệ, khi người vợ qua đời, người chồng có thể được kết hôn với em gái hoặc họ hàng nữ của nhà vợ; ngược lại, khi người chồng mất, người vợ cũng có thể lấy em trai hoặc họ hàng nam phía nhà chồng.

Hủ Tục Juê Nuê
Hủ Tục Juê Nuê

Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, tục “Juê nuê” được coi là một hủ tục lạc hậu và không còn phù hợp với xã hội. Việc ép buộc phải kết hôn theo tục lệ Juê Nuê có thể xâm phạm đến quyền tự do cá nhân và gây ra những hệ lụy tiêu cực cho cuộc sống hôn nhân trong gia đình.

Hủ Tục Tưởng Nhớ Và Cho Người Chết Ăn

Tục “tưởng nhớ và cho người chết ăn” là một phong tục đặc biệt của người Giẻ Triêng, Xơ Đăng và Gia Rai. Khi trong gia đình có người mất, trước khi thi hài được chôn cất, người thân sẽ thường rải cơm và rượu ra xung quanh thi hài. Sau khi mai táng, một ống lồ ô rỗng ruột sẽ được cắm thẳng xuống lòng mộ. Hàng ngày, người nhà sẽ mang cơm và rượu đến đổ vào ống này, hành động này kéo dài khoảng một tháng.

Hủ Tục Tưởng Nhớ Và Cho Người Chết Ăn
Hủ Tục Tưởng Nhớ Và Cho Người Chết Ăn

Phong tục này đã xuất phát từ rất lâu, do niềm tin của người thân rằng người đã khuất vẫn cần thức ăn và đồ uống như khi còn sống. Nhận thấy được những tác động tiêu cực, chính quyền địa phương đã và đang tuyên truyền, vận động người dân bỏ hoặc hạn chế, điều chỉnh phong tục này sao cho phù hợp với xã hội.

Hủ Tục Cúng Ốm Đau

Tục cúng bái khi ốm đau chính là một hủ tục lạc hậu vẫn còn tồn tại ở một số dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Người dân họ tin rằng bệnh tật là do thần linh hoặc ma quỷ gây ra, nên khi có những người ốm đau, họ sẽ mời thầy về cúng và thực hiện các nghi lễ để có thể xua đuổi tà ma, thay vì đến các cơ sở y tế uy tín để chữa trị.

Hủ tục cúng ốm đau đã dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng như:

  • Chậm trễ trong việc điều trị y tế, làm cho tình trạng bệnh của bệnh nhân trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Đặc biệt ở trẻ em, việc không được điều trị theo đúng liệu trình và cách chữa trị có thể dẫn đến tử vong.
  • Chi phí cho các nghi lễ cúng bái và vật phẩm để hiến tế cũng rất cao, có thể ảnh hưởng đến kinh tế của gia đình.
Hủ Tục Cúng Ốm Đau
Hủ Tục Cúng Ốm Đau

Hủ Tục Thuốc Thư

Thuốc thư chính là một hủ tục lạc hậu tồn tại ở người dân tộc Tây Nguyên như Gia Lai và Kon Tum. Theo mê tín, “thuốc thư” chính là loại bùa chú hoặc phép thuật mà một số người sử dụng để đi làm hại người khác, dẫn đến bệnh tật hoặc tử vong. Tuy nhiên, không có cơ sở khoa học nào chứng minh được sự tồn tại của “thuốc thư” và đây vẫn chỉ là mê tín dị đoan.

Hủ Tục Thuốc Thư
Hủ Tục Thuốc Thư

Hủ tục thuốc thư đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho những cộng đồng người dân tộc còn tồn tại hủ tục này. Những người bị nghi ngờ có “thuốc thư” thường sẽ bị cả cộng đồng xa lánh, ruồng bỏ và thậm chí bị hành hung hoặc giết hại. Nhằm xóa bỏ hủ tục thuốc thư, chính quyền cũng đã triển khai nhiều biện pháp nhằm nâng cao nhận thức cho người dân.

Hủ Tục Hôn Nhân Cận Huyết

Hôn nhân cận huyết thống là việc kết hôn giữa những người có mối quan hệ huyết thống gần gũi, đây cũng từng là hủ tục phổ biến trong một số cộng đồng dân tộc thiểu số của Việt Nam. Mặc dù hiện nay tình trạng hôn nhân cận huyết đã giảm, nhưng vẫn còn tồn tại ở những vùng sâu và vùng xa.

Hủ Tục Hôn Nhân Cận Huyết
Hủ Tục Hôn Nhân Cận Huyết

Theo Luật Hôn nhân và Gia đình tại Việt Nam, hôn nhân cận huyết là việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ hay trong phạm vi ba đời. Trẻ em sinh ra từ hôn nhân cận huyết rất dễ gặp nguy cơ cao mắc phải các bệnh di truyền và phụ nữ trong các cuộc hôn nhân cận huyết cũng gặp rất nhiều biến chứng trong thai kỳ.

Hủ Tục Mẹ Chết Chôn Theo Con

Hủ tục “mẹ chết chôn theo con” là một tập tục của những người dân tộc thiểu số như người Bana, Jrai ở Tây Nguyên và người Mày, Ma Coong ở Quảng Bình. Theo tục lệ này, nếu người mẹ không may qua đời trong khi sinh nở hoặc khi con vẫn còn đang bú sữa, đứa trẻ cũng sẽ bị chôn sống cùng với mẹ.

Hủ Tục Mẹ Chết Chôn Theo Con
Hủ Tục Mẹ Chết Chôn Theo Con

Người dân họ tin rằng nếu không làm như vậy, linh hồn của người mẹ sẽ quay về đòi con hoặc không ai chăm sóc cho đứa trẻ. Tuy nhiên, nhờ sự can thiệp của chính quyền địa phương mà hủ tục mẹ chết chôn theo con đã dần được xóa bỏ.

Những hủ tục lạc hậu ở Việt Nam đã từng là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa và truyền thống của một số người dân tộc thiểu số Việt. Tuy nhiên, theo thời gian và sự phát triển dần của xã hội, nhiều những hủ tục lạc hậu này đang dần bị xóa bỏ và mai một, đánh dấu sự tiến bộ của nước nhà. Việc loại bỏ những hủ tục lạc hậu này không chỉ giúp cải thiện được về chất lượng cuộc sống mà còn mở ra cơ hội cho sự phát triển một đất nước văn minh, giàu mạnh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *