Những lễ hội truyền thống ở Việt Nam không chỉ phản ánh nét đẹp văn hóa đặc trưng mà còn là hành trình đưa bạn trở về tìm hiểu cội nguồn dân tộc. Từ các nghi lễ linh thiêng cho đến không khí sôi động của những trò chơi dân gian, mỗi lễ hội ở Việt Nam đều gắn liền với từng câu chuyện riêng đầy ý nghĩa. Hãy cùng kendrickworldclass.com khám phá những sắc màu văn hóa độc đáo lễ hội truyền thống của Việt Nam qua bài viết dưới đây, những lễ hội này không chỉ kết cộng đồng mà còn lưu giữ tinh văn hóa hoa dân tộc qua từng thế hệ.
Lễ Hội Đền Hùng – Phú Thọ
Lễ hội Đền Hùng được diễn ra từ ngày 6 đến 10 tháng 3 âm lịch hàng năm ngay tại Đền Hùng, núi Nghĩa Lĩnh, thuộc tỉnh Phú Thọ. Lễ hội Đền Hùng là một lễ hội quan trọng bậc nhất của người Việt Nam, nhằm tưởng nhớ và tôn vinh công lao đã dựng nước của các vị Vua Hùng.
![Lễ Hội Đền Hùng – Phú Thọ](https://kendrickworldclass.com/wp-content/uploads/2024/12/le-hoi-den-hung-–-phu-tho.jpg)
Phần lễ của lễ hội Đền Hùng gồm các nghi thức trang trọng như dâng hương, rước kiệu và tế lễ; còn phần hội sẽ có nhiều hoạt động văn hóa dân gian đặc sắc như hát xoan, ca trù,… Lễ hội Đền Hùng không chỉ là dịp để những người con Việt Nam tưởng nhớ cội nguồn mà còn là cơ hội quảng bá văn hóa dân tộc đến cho du khách trong và ngoài nước.
Tham khảo thêm:
Lễ Hội Chùa Hương
Lễ hội Chùa Hương được diễn ra tại xã Hương Sơn, thuộc huyện Mỹ Đức, là một trong những lễ hội lớn tại Việt Nam, thu hút hàng triệu phật tử và du khách ghé tham gia mỗi năm. Lễ hội Chùa Hương bắt đầu từ mùng 6 tháng Giêng và kéo dài cho đến hết tháng 3 âm lịch.
![Lễ Hội Chùa Hương](https://kendrickworldclass.com/wp-content/uploads/2024/12/le-hoi-chua-huong.jpg)
Theo truyền thuyết, công chúa Diệu Thiện (người ứng thân của Bồ Tát Quán Thế Âm) đã tu hành ngay tại vùng núi Hương Sơn và đắc đạo trở thành Phật, cứu độ cho chúng sinh. Lễ hội Chùa Hương không chỉ là dịp hành hương về đất Phật mà còn là cơ hội để du khách được tham gia các hoạt động văn hóa dân tộc như chèo thuyền, leo núi và thưởng thức hát chèo, hát văn…
Hội Lim
Hội Lim được tổ chức hàng năm vào ngày 13 tháng Giêng âm lịch tại thị trấn Lim, thuộc huyện Tiên Du. Hội Lim là dịp để người dân và du khách được hòa mình thưởng thức những làn điệu dân ca Quan họ. Hội Lim có lịch sử từ lâu đời, được cho là phát triển từ những lễ hội của các làng xã cổ nằm quanh núi Lim và bên bờ sông Tiêu Tương.
![Hội Lim](https://kendrickworldclass.com/wp-content/uploads/2024/12/hoi-lim.jpg)
Theo truyền thuyết, Hội Lim còn liên quan đến câu chuyện tình của Trương Chi và Mỵ Nương, với dấu tích chính là dòng sông Tiêu Tương chảy qua vùng đất này. Hội Lim có hai phần chính là phần lễ và phần hội, khi ham gia Hội Lim bạn không chỉ được thưởng thức những làn điệu Quan họ dịu dàng, ngọt ngào mà còn có cơ hội trải nghiệm các trò chơi dân gian của người dân nơi đây.
Lễ Hội Đua Bò Bảy Núi
Lễ hội đua bò Bảy Núi là một sự kiện văn hóa của đồng bào Khmer ngay tại vùng Bảy Núi, thuộc tỉnh An Giang. Lễ hội đua bò Bảy Núi thường diễn ra hàng năm vào dịp lễ Sene Dolta (lễ cúng ông bà) từ ngày 29 tháng 8 cho đến mùng 1 hoặc 2 tháng 9 âm lịch.
![Lễ Hội Đua Bò Bảy Núi](https://kendrickworldclass.com/wp-content/uploads/2024/12/le-hoi-dua-bo-bay-nui.jpg)
Lễ hội đua bò Bảy Núi là một cuộc đua được diễn ra trên một thửa ruộng ngập nước, dài khoảng chừng 120m. Mỗi đội khi tham gia lễ hội đua bò Bảy Núi sẽ gồm có một đôi bò được điều khiển bởi một “nài bò” đứng trên bừa. Đôi bò nào về được đến đích trước mà không vi phạm luật sẽ giành được chiến thắng. Ngày 19 tháng 1 năm 2016, Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch đã đưa ” lễ hội đua bò Bảy Núi” vào danh mục những di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia.
Lễ Hội Gầu Tào
Lễ hội Gầu Tào, theo tiếng Mông có nghĩa là “chơi ngoài trời”, là một lễ hội của người Mông được tổ chức từ mùng 1 đến 15 tháng Giêng âm lịch. Phần lễ của lễ hội Gầu Tào sẽ được bắt đầu với việc dựng cây nêu và gia chủ sẽ chuẩn bị mâm cúng. Còn phần hội sẽ diễn ra sau khi kết thúc nghi lễ cúng với bầu không khí sôi động hơn cùng nhiều hoạt động thể thao, văn hóa và trò chơi dân gian hấp dẫn.
![Lễ Hội Gầu Tào](https://kendrickworldclass.com/wp-content/uploads/2024/12/le-hoi-gau-tao.jpg)
Lễ hội Gầu Tào cũng là dịp để người dân tộc Mông được khoe sắc trong những bộ trang phục truyền thống rực rỡ, tạo sự gắn kết cho cộng đồng. Ngoài ra, lễ hội Gầu Tào còn vừa là dịp để người Mông tạ ơn thần linh, cầu những điều tốt đẹp vừa là cơ hội để quảng bá và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Mông.
Lễ Hội Nghinh Ông
Lễ hội Nghinh Ông là một lễ hội truyền thống rất quan trọng của những ngư dân ven từ khu vực Quảng Bình cho đến các tỉnh Nam Bộ, gồm cả Phú Quốc. Lễ hội Nghinh Ông bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng cá Ông (cá voi) – một vị thần bảo hộ, cứu giúp người ngư dân khi gặp nạn trên vùng biển. Lễ hội Nghinh Ông sẽ được tổ chức vào từng thời điểm khác nhau tùy theo khu vực địa phương.
![Lễ Hội Nghinh Ông](https://kendrickworldclass.com/wp-content/uploads/2024/12/le-hoi-nghinh-ong-.jpg)
Lễ hội Nghinh Ông sẽ có gồm hai phần chính là phần lễ và phần hội. Lễ hội Nghinh Ông không chỉ là dịp để ngư dân tôn vinh và tưởng nhớ, tạ ơn cá Ông mà còn thể hiện khát vọng về một năm mới bình an và tôm cá đầy khoang.
Lễ Hội Hoa Lư
Lễ hội Hoa Lư hay còn được gọi là hội Trường Yên hoặc hội Cờ Lau, được tổ chức hàng năm ngay tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư. Lễ hội Hoa Lư thường được diễn ra từ ngày 6 cho đến ngày 8 tháng 3 âm lịch mỗi năm, với các nghi lễ chính sẽ được tổ chức tại đền vua Đinh và đền vua Lê nằm trong khuôn viên của Cố đô Hoa Lư.
![Lễ Hội Hoa Lư](https://kendrickworldclass.com/wp-content/uploads/2024/12/le-hoi-hoa-lu.jpg)
Lễ hội Hoa Lư nhằm tưởng nhớ và tri ân công lao của vị vua Đinh Tiên Hoàng – người đã thống nhất được đất nước và lập nên nhà nước Đại Cồ Việt vào năm 968. Lễ hội Hoa Lư đã được công nhận là một Di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia, phản ánh về cuộc đời, thân thế và sự nghiệp của nhà vua Đinh Tiên Hoàng đế, cùng lịch sử Việt Nam qua từng triều đại Đinh, Tiền Lê và Lý.
Lễ Hội Miếu Bà Chúa Xứ
Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ sẽ được diễn ra hàng năm từ ngày 22 cho đến 27 tháng 4 âm lịch tại miếu Bà Chúa Xứ nằm dưới chân núi Sam, thuộc thành phố Châu Đốc. Theo truyền thuyết, tượng Bà Chúa Xứ đã được phát hiện nằm trên đỉnh núi Sam và được người dân địa phương nơi đây rước xuống để lập miếu thờ vào những năm thế kỷ XVIII.
![Lễ Hội Miếu Bà Chúa Xứ](https://kendrickworldclass.com/wp-content/uploads/2024/12/le-hoi-mieu-ba-chua-xu-.jpg)
Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ không chỉ thể hiện sự tôn kính của người dân nơi đây đối với Bà Chúa Xứ mà còn là dịp để cầu mong mưa thuận gió hòa và bội thu trong mùa màng mới. Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ gồm nhiều nghi thức trang trọng, trong đó có 5 phần chính đó là lễ tắm Bà, lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu, lễ Túc Yết, lễ Xây Chầu và lễ Chánh Tế. Ngày 4/12/2024, Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam đã chính thức được UNESCO ghi vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại,
Hội Gióng
Hội Gióng được tổ chức hàng năm nhằm tưởng nhớ và ngợi ca chiến công của Thánh Gióng – một trong những “tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Hội Gióng thường sẽ được diễn ra ở hai nơi, một là đền Phù Đổng sẽ diễn ra từ ngày 7 đến 9 tháng 4 Âm lịch và hai là đền Sóc sẽ tổ chức từ ngày 6 đến 8 tháng Giêng Âm lịch.
![Hội Gióng](https://kendrickworldclass.com/wp-content/uploads/2024/12/hoi-giong.jpg)
Hội Gióng là nơi tái hiện lại cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm của Thánh Gióng và nhân dân, thể hiện được tinh thần yêu nước bất khuất và khát vọng hòa bình. Năm 2010, Hội Gióng tại đền Phù Đổng và đền Sóc đã được UNESCO công nhận là một di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Lễ Khao Lề Thế Lính
Lễ Khao lề Thế lính là một nghi lễ truyền thống của người dân tại huyện đảo Lý Sơn. Từ thế kỷ 17, dưới triều đại của nhà Nguyễn, đội Hoàng Sa đã được thành lập với nhiệm vụ chính là khai thác sản vật và cắm mốc chủ quyền trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Để cầu bình an cho những người lính này, người dân Lý Sơn đã tổ chức lễ Khao lề Thế lính.
![Lễ Khao Lề Thế Lính](https://kendrickworldclass.com/wp-content/uploads/2024/12/le-khao-le-the-linh.jpg)
Lễ Khao Lề Thế Lính dần về sau này được tổ chức nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn với những người lính đã dũng cảm ra khơi làm nhiệm vụ bảo vệ cho chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Lễ Khao lề Thế Lính thường sẽ diễn ra vào ngày 15 và 16 tháng 3 âm lịch mọi năm tại đình làng An Vĩnh và Âm Linh Tự ngay trên đảo Lý Sơn. Năm 2013, lễ Khao Lề Thế Lính đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là một trong những di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia.
Lễ Hội Katê
Lễ hội Katê là một trong những lễ hội đặc sắc đồng bào Chăm theo đạo Bà-la-môn tại Việt Nam. Được tổ chức vào ngày 1 tháng 7 theo lịch người Chăm (tức khoảng tháng 9 hoặc tháng 10 Dương lịch), lễ hội Katê nhằm để cộng đồng người Chăm tưởng nhớ các vị thần linh và tổ tiên, đồng thời cầu mong mùa màng bội thu và cuộc sống an lành.
![Lễ Hội Katê](https://kendrickworldclass.com/wp-content/uploads/2024/12/le-hoi-kate.jpg)
Lễ hội Katê sẽ được diễn ra trong ba ngày và các nghi lễ chính thường được tổ chức tại những tháp Chăm cổ ở khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận. Sau phần lễ tại tháp, sẽ có các hoạt động khác diễn ra tại từng làng và gia đình. Năm 2017, Lễ hội Katê của đồng bào Chăm đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam đưa vào trong danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.
Hội Đua Voi Buôn Đôn
Hội đua voi Buôn Đôn là lễ hội truyền thống đậm đà bản sắc của người M’nông tại Tây Nguyên. Được tổ chức hai năm một lần vào tháng Ba âm lịch, hội đua voi Buôn Đôn là biểu tượng của tinh thần thượng võ và kỹ năng thuần dưỡng voi của đồng bào dân tộc nơi đây. Buôn Đôn – nơi được mệnh danh là thủ phủ của những loài voi, vậy nên lễ hội đua voi không chỉ thể hiện sự dũng cảm của người dân tộc M’nông mà còn là nét đẹp văn hóa đặc sắc của vùng đất đỏ Tây Nguyên.
![Hội Đua Voi Buôn Đôn](https://kendrickworldclass.com/wp-content/uploads/2024/12/hoi-dua-voi-buon-don.jpg)
Lễ hội đua voi Buôn Đôn thường được bắt đầu khi mùa khô, lúc này thời tiết sẽ thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động ngoài trời. Địa điểm để tổ chức lễ hội đua voi chủ yếu diễn ra tại các Buôn Đôn. Hội đua voi Buôn Đôn không chỉ là dịp để quảng bá văn hóa truyền thống dân tộc vùng Tây Nguyên mà còn là cơ hội để du khách được khám phá và trải nghiệm những nét đặc trưng của nơi đây.
Những lễ hội truyền thống ở Việt Nam không chỉ mang giá trị văn hóa lâu đời, mà còn mang đến cho du khách cơ hội được hòa mình vào những trải nghiệm đặc trưng và hiểu sâu hơn về nét đẹp của từng lễ hội từng dân tộc. Mỗi vùng miền đều ẩn chứa một câu chuyện, một vẻ đẹp riêng và tạo nên bức tranh đa dạng về đời sống tinh thần của người Việt. Ngay hôm nay hãy tiếp tục tham gia hành trình khám phá và tìm hiểu sâu hơn về các lễ hội truyền thống tại Việt Nam, để thêm trân quý và tự hào về những tài sản vô giá của đất nước.